Ghi chép vụn của một ngày | One day’s remnants
Broken English translation below. From my writing archive.
Bạn thân mến,
Tháng mười đến nhắc nhớ về một ngày không thể chưa từng có trong đời.
Ghi chép vụn vặt của một ngày như thế, nay mình trao cho bạn đọc.
“Ngày đẹp trời trên cù lao Mã-nhật-tân và chào mừng thành tích đạp xe qua đủ bộ ba BMW – Brooklyn Manhattan Williamsburg, viết một tí về đường đua lúc xanh lúc không xanh trong thành phố.
Nữu Uớc có năm đơn vị hành chính (quận) gồm bốn cù lao – Manhattan (Mã-nhật-tân), Brooklyn, Queens, Staten Island và một quận thuộc đất liền là The Bronx.
Đạp xe ở Nữu Uớc nói chung là nhàn, nhất là trong nội khu Mã-nhật-tân từ đường 110 trở xuống (càng lên phía trên càng dốc, đi bộ còn mệt chưa nói đi xe). Đạp xe ở Brooklyn cũng thích vì đường thường rộng và vắng nhưng sẽ thường xuyên lâm vào cảnh huống kề vai sát cánh với các xe trộn bê tông, thư báo, chữa cháy, sửa điện hoặc các cô các chú lái mô tô hầm hố nã nhạc Latin sôi động dập dình.
Có thể sắm sanh xe đạp riêng để đi và tự bơm lốp (miễn phí!) ở một hàng sửa xe bất kì nhưng dễ nhất vẫn là dùng xe đạp Citibike. Xe này sản xuất ở Đài Loan, theo đúng nghĩa đen là một cục sắt xanh lè nặng vãi chưởng. Bí kíp chọn xe chắc phải có một bài phân tích riêng, nay chỉ nói về ba cây cầu nối giữa Mã-nhật-tân và Brooklyn.
Cầu Brooklyn là cầu nổi tiếng nhất trong ba cây này, biểu tượng của thành phố – nối giữa khu phố tài chính và toà thị chính với một bên là khu DUMBO sôi động lấp lánh một bên là khu Brooklyn Heights thần tiên cổ tích (ít đồ ăn ngon). Cầu này đi bộ thích nhưng đường đạp xe rất hẹp, đặt dưới đường đi bộ và song song (có vách ngăn) với đường xe ô tô – vừa không thấy được Sông Đông êm đềm bên dưới vừa sợ vật lạ văng vào đầu. Địa hình cầu Brooklyn bằng phẳng – điểm cộng là đạp nhẹ nhàng, điểm trừ là phải đạp suốt. Nếu đi từ hướng Brooklyn qua Mã-nhật-tân thì lúc xuống cầu rất hoang mang vì năm đường bảy hướng không biết đâu mà lần lại còn tài tử yến anh dập dìu rất nản lòng cua rơ.
Cầu Manhattan nối khu Phố Tàu với nội thị Brooklyn. Cầu này đường lên vừa khúc khuỷu vừa khó tìm. Đường cho xe đạp hẹp còn hơn cầu Brooklyn và đi song song với đường tàu điện réo hết hồn, không ngắm cảnh được mấy vì dựng màn sắt cao chót vót và cần gắng sức mà đạp vì anh em phía sau. Nghe các hót gơn trên Youtube bảo là cầu này đi bộ thích, chắc phải thử một lần trong đời.
Cầu Williamsburg nối khu Lower Manhattan (Làng Đông, NoHo, SoHo và phần phía bắc của Phố Tàu) với khu Williamsburg – biểu tượng young, hip, cool của Brooklyn. Cầu này là một hệ thống khung dằng dây văng bằng sắt trông rất hầm hố, bù lại đường cho xe đạp và người đi bộ lại thửa bộ chắn màu hồng phấn trông rất nức lòng chiến sĩ. Đường xe đạp nằm phía trên đường tàu và đường xe ô tô – tầm nhìn bao trọn Sông Đông và quãng trời dịu êm với trực thăng vo ve. Cũng vì cao nên đạp lên rất nhọc (nhất là hướng từ Mã-nhật-tân sang thì vừa dài vừa dốc), bù lại, chỉ cần lên tới nửa cầu là đã có thể mạnh dạn nhờ các cụ Newton, Foucault độ để buông tay phanh lướt cùng gió sông mát lạnh.
Vì vừa ở cùng xóm với Betty Smith vừa là người con Làng Đông bén rễ Williamsburg được gần tròn 4 tháng (tích đủ các tính chất young hip cool ăn chay ở Champs Diner uống bia ở quán duck duck), mình mạnh dạn chấm cầu Williamsburg vị trí số một trong top 3 cầu chặng đua Mã-nhật-tân – Brooklyn.”
Hẹn thư sau,
T.
Tái bút: Viết cho mình đôi lời ở đây.
Sự lựa chọn của tuần này
Được nhắc nhớ đến Unmarked: The politics of performance của Peggy Phelan, cho ai đó quan tâm đến performance studies.
Đua đòi theo bạn tải app Wikipedia rồi đâm nghiện – chỉnh được chữ to cho đôi mắt đã quá cận thị + giao diện thân thiện với người dùng lười.
https://apps.apple.com/us/app/wikipedia/id324715238
Album bạn gửi cho nghe những ngày nặng nề đá đổ. Hi vọng cũng sẽ đem đến cho bạn sự an ủi như đã từng cho mình. Cảm ơn rất rất nhiều!
Dear friends,
October comes, reminding me of a day that I could never not have in my life.
Remnants of that day, now I share with you.
“One fine day on Manhattan Island and to celebrate the completion of all three BMW (Brooklyn, Manhattan & Williamsburg) bike rides, I would write a bit on the city’s (not always) green racetracks.
New York City has five boroughs including four islands – Manhattan, Brooklyn, Queens, Staten Island and one mainland district – The Bronx.
Cycling in NYC is generally easy, especially in Manhattan down from 110th street (it gets steep as you move further north – no easy games for any cyclists).
Cycling in Brooklyn is also enjoyable since streets are wide and relatively deserted (!?). However, you might find yourself riding next to a concrete truck, or a mail truck, or a fire engine, or an utility bucket truck or motorbikes operated by Latin American folks blaring loud music directly to your ears.
You can buy a personal bike to casually roam the city and pump tires (for free!) at a random repair shop. The easier option is to use Cititbike which is made in Taiwan and literally a blue bulky steel structure. Well, I do have my own rules to choose a perfect Citibike but let’s save for another chance. This is solely about the three bridges connecting Manhattan and Brooklyn.
Brooklyn Bridge is definitely the most iconic, dashing between the financial district + the city hall area and the shivering DUMBO + fairytale Brooklyn Heights (no good food). It is by all means a pedestrian bridge as the bike lane is teeny tiny, down under the pedestrian pass and in parallel with car lanes. You can no way see the East River and always face falling object risks. The bridge is quite flat – easy to cycle but your muscles must constantly operate. The exit on Manhattan’s side is confusing and buzzing with tourists, enough to give you some heart attacks I might say.
Manhattan Bridge connects Chinatown with Downtown Brooklyn. The entrance is hard to find. The bike lane is even smaller than Brooklyn Bridge’s and runs parallel with subway tracks. You will hardly see the East River and have to focus on pedaling forwards for the sake of your fellow city cyclists. Some Youtube hot girls said fondly about how good it felt walking through this bridge, I might try someday.
Williamsburg Bridge spans between Lower Manhattan (East Village, NoHo, SoHo and the north part of Chinatown) and Williamsburg – Brooklyn’s young, hip, cool symbol. This bridge looks very (I would say…) technical (?!) with a complex structure that I can never make sense of. However, fences protecting bike lanes and pedestrian lanes are painted pink (!?) – making it much more friendly and eye-pleasing. Cycle lanes are put over subway tracks and car lanes, offering you a whole vision of the East River and peaceful NYC sky (sometimes buzzed by helicopters). As it’s placed high, slouching up the bridge is no joke (especially when you ride from Manhattan to Brooklyn). However, when you reach the curve’s top, it’s the right time to pray for Newton and Foucault and all the laws of physics that you can never get to push you downward. As winds blow over the East River, I sing This magic moment by Lou Reed without shame.
Living in the same neighborhood with Betty Smith after being transplanted from East Village, calling myself young, hip, cool after having vegan lunch at Champs Diner and swigging beer at duck duck, I’m honored to place Williamsburg Bridge the first among the collective.”
Till next time,
T.
P/S: Write me some words here.
This week’s top picks
Some conversations take me back to Unmarked: The politics of performance by Peggy Phelan, for you who cares about performance studies.
The noisy me downloaded and got addicted to the Wikipedia app after seeing a friend having it on his phone – friendly and simple UI for lazy folks (me!).
https://apps.apple.com/us/app/wikipedia/id324715238
The album that lifted me up through these difficult days. Might it comfort you also. And thank YOU for this!